Vực dậy sau dịch với giải pháp văn phòng trọn gói

Cũng như những nền kinh tế khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang chịu những tác động tiêu cực của đại dịch. Các gói cứu trợ lần lượt được áp dụng nhưng vực dậy được công ty, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm ra giải pháp. Một trong những cách đơn giản lại hiệu quả đó là sử dụng giải pháp văn phòng trọn gói.

Tổng quan nền kinh tế Việt Nam

Theo đánh giá được đưa ra tại Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới do Công ty tư vấn Oxford Economic, Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Nhưng thực tế, Việt Nam cũng chịu những tác động nặng nề bởi đại dịch Covid 19. 

Đầu tiên nền kinh tế lại đang gánh chịu thiệt hại to lớn, thất nghiệp cao vì dịch virus corona. Nó tạo ra một sự tàn phá vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt là trong các ngành như dịch vụ, du lịch, dệt may. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là gần 1,3 triệu người, tăng 192,8 nghìn người so với quý trước và tăng 221 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tình hình xuất khẩu cũng không khả quan hơn khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 9%. 

Nhận định của các chuyên gia cho rằng, dù Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng trưởng lạc quan nhưng song song với đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn mà đối tượng dễ tổn thương nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh cùng với gánh nặng chi phí đang ghì đôi vai họ xuống từng ngày. Một cách tự nhiên, văn phòng trọn gói như một giải pháp đáp ứng nhu cầu về một văn phòng chuyên nghiệp tại trung tâm với mức giá vô cùng phải chăng.

Văn phòng trọn gói là gì

Văn phòng trọn gói là một dịch vụ cho thuê văn phòng với đầy đủ tiện ích, được setup các trang thiết bị, nội thất trong một không gian riêng biệt. Bạn có thể sử dụng ngay sau khi lựa chọn được văn phòng ưng ý, một văn phòng hiện đại với đầy đủ tiện nghi và hệ thống vận hành trôi chảy đã sẵn sàng chờ đón bạn.

Tại sao văn phòng trọn gói có thể giúp doanh nghiệp bạn vực dậy sau dịch:

Mỗi doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn riêng cho mình về văn phòng làm việc cho công ty của họ, đáp ứng các chức năng và nhu cầu cơ bản. Thế nhưng, khi nền kinh tế không ổn định, các lựa chọn này bị thu hẹp lại bởi nhiều yếu tố. Chính những yếu tố này đã đẩy phân khúc văn phòng trọn gói trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn bởi các lý do sau đây:

Tiết kiệm

Cắt giảm chi phí là việc mà hầu hết mọi công ty đều đang thực hiện để phục hồi lại khả năng kinh doanh, do đó yếu tố tiết kiệm là điều kiện tối quan trọng. Với một văn phòng trọn gói, bạn chỉ cần trả một khoản phí ban đầu là có thể sử dụng nó trong suốt thời gian ký kết mà không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào cả. Đó là chưa đề cập đến việc bạn được sử dụng không giới hạn khu vực tiếp khách chung, khu vực pantry, internet và máy lạnh,... 

Mô hình văn phòng trọn gói đưa ra một mức chi phí thấp, môi trường làm việc vừa thân thiện đa dạng vừa riêng biệt cũng như sự linh hoạt trong vấn đề mở rộng hay thu hẹp quy mô công ty ngay lập tức, điều mà khi thuê văn phòng truyền thống thường không đáp ứng được.

Thúc đẩy phát triển kinh doanh

Hầu hết các văn phòng trọn gói đều được tọa lạc ở vị trí trung tâm trong thành phố, thuận tiện cho việc đi lại, gặp gỡ đối tác khách hàng. Đây là điểm hạn chế nếu sử dụng văn phòng truyền thống vì các mặt bằng này thường khá khan hiểm và nếu có thì chi phí bỏ ra để thuê cũng ở mức rất cao, chưa kể những chi phí phát sinh khác càng đẩy giá trị lên cao.

Bên cạnh địa chỉ kinh doanh tốt, bạn có thể sử dụng các khu vực tiếp khách trên toàn hệ thống của đơn vị cung cấp. Điều này khiến yếu tố “linh hoạt” được nhân lên gấp bội. Cuộc họp với đối tác trở nên suôn sẻ hơn, ký hợp đồng nhanh gọn.

Ngoài ra, sự linh hoạt còn giúp bạn đơn giản hóa vấn đề mở rộng khu vực làm việc. Bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ có rất nhiều diện tích không gian văn phòng trọn gói từ 10 - 80m2 tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn. Các điều khoản hợp đồng cũng tương tự vậy, các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng cho thuê trong 1 năm, 2 năm hoặc nhiều hơn thế. Đối với các hợp đồng dài hạn bạn còn được nhận các ưu đãi như khuyến mãi hay giảm giá vô cùng hấp dẫn. 

Tạo môi trường làm việc hiệu quả

Không gian làm việc mở trong văn phòng riêng biệt không tạo nên môi môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp. Theo nhiều khảo sát của các trường đại học Mỹ, nhân viên văn phòng có xu hướng thích được làm việc trong không gian mở, thoải mái. Họ cho rằng đây là yếu tố quan trọng để có thể sáng tạo. Tuy vậy, không gian mở đôi khi cũng khiến bạn mất tập trung, không những thế, đối với một số doanh nghiệp cần có tính bảo mật thông tin cao thì các dịch vụ văn phòng “mở” sẽ không phù hợp. Cân bằng được hai yếu tố đó, văn phòng trọn gói là một sự lựa chọn thích hợp.

“Sống giữa lòng cộng đồng”, bạn hoàn toàn có được một không gian mở năng động nhưng vẫn đảm bảo thông tin không bị lọt ra ngoài. Làm việc tốt hơn, hiệu suất cao hơn, là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Không chỉ vậy, cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh tại đây còn giúp bạn gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp khác. Họ có thể trở thành những khách hàng, đối tác của bạn trong tương lai, giúp bạn vực dậy doanh nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh.

Chẳng khó để tìm một văn phòng, nhưng tìm sao cho đúng, đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp lại là một vấn đề nan giải. Nhất là trong thời kỳ hậu dịch Covid, các doanh nghiệp rục rịch trở lại đường đua kinh tế, sẽ chẳng có cách nào tốt hơn việc cắt giảm chi phí văn phòng và tập trung giữ vững thị phần, nâng cao doanh số. 


Xem tiếp »

Thuê văn phòng ảo liệu có “ảo” hay không?


Văn phòng ảo là mô hình văn phòng mới xuất hiện mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Song, chính vì sự mới mẻ và độ Hot trên thị trường mà văn phòng ảo mang đến nhiều tranh cãi và hoài nghi. Trong đó nổi bật nhất là câu hỏi: Thuê văn phòng ảo liệu có ảo hay không?

Văn phòng ảo là như thế nào?


Dịch vụ văn phòng ảo cho phép doanh nghiệp tìm thuê được một địa chỉ kinh doanh hợp pháp, có dược một văn phòng đại diện đảm bảo tính pháp lý. Trong đó, tất cả mọi thông tin giao dịch liên quan đến doanh nghiệp thuê đều sẽ được chuyển về văn phòng uy tín đã được thuê trước đó.

Ngoài việc được sử dụng văn phòng đại diện, đại đa số các dịch vụ văn phòng ảo TP.HCM còn có kèm theo những dịch vụ tiện ích hỗ trợ. Điển hình là dịch vụ lễ tân, hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh, phòng họp, phòng tiếp khách, trà bánh… Văn phòng ảo đã cung cấp cho người thuê một địa chỉ và văn phòng làm việc thực tế với mức giá vô cùng hợp lý.

Văn phòng ảo có hợp pháp không?


Mặc dù trong thực tế, cụm từ “văn phòng ảo” chưa xuất hiện trong quy định của Luật Doanh Nghiệp. Nhưng dựa theo pháp luật về việc hoạt động một doanh nghiệp hợp pháp thì văn phòng ảo đảm bảo được tính pháp lý. Hiện tại không có quy định cấm và xử lý các trường hợp khi chọn thuê văn phòng ảo, thế nên đây chính là một phần động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các gói: văn phòng ảo quận 1, văn phòng ảo quận Bình Thạnh, văn phòng ảo giá rẻ…

Xét về mặt lợi ích và những gì văn phòng ảo đem lại thì đây là mô hình kinh doanh hoàn toàn hợp pháp. Đã thế, những ưu đãi không tưởng đến từ mô hình văn phòng này cũng tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các Freelancer/Startup/doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song, các cá nhân/tổ chức sử dụng dịch vụ văn phòng ảo vẫn cần phải trung thực trong quá tìrnh khai báo trụ sở kinh doanh. Từ đó Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM dễ dàng theo dõi và kiểm soát ngành nghề hoạt động cũng như con người trong tổ chức.


Thuê văn phòng ảo liệu có “ảo” hay không?


Để có đủ chứng cứ trước khi kết luận văn phòng ảo liệu có “ảo” hay không. Hãy đọc kĩ 4 lý do chính thuyết phục chúng ta nên sử dụng mô hình dịch vụ văn phòng ảo này:

Thứ nhất, tối ưu ngân sách:


Thông thường, để thuê một văn phòng, các doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền trung bình là trên dưới 10 triệu đồng. Không ít các trường hơp, 10 triệu đồng đó chỉ là tiền mặt bằng chứ chưa bao gồm chi phí nội thất, địa ốc văn phòng. Tuy nhiên, với văn phòng ảo, chỉ với số tiền bằng 1/3 số tiền bỏ ra thuê văn phòng thông thường mà doanh nghiệp đã sở hữu địa chỉ kinh doanh tuyệt hảo cùng các tiện ích chuyên nghiệp như một văn phòng thực thụ.


Thứ hai, nâng cao uy tín doanh nghiệp:


Doanh nghiệp bạn có một văn phòng làm việc hiện đại, sang trọng? Doanh nghiệp bạn có chất lượng sản phẩm/dịch vụ được đánh giá cạnh tranh trên thị trường? Nhưng trong mắt đối tác, những nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng, sự chuyên nghiệp của bạn thể hiện qua các yếu tố trên là chưa đủ, mà còn phải được thể hiện thông qua địa chỉ kinh doanh.


Đáp ứng được điều đó thì hiện nay, các mô hình văn phòng ảo tại TP.HCM, cho thuê văn phòng ảo quận 1 mọc lên như nấm. Chỉ cần bạn lựa chọn được nơi cung cấp phù hợp với địa chỉ ưng ý, chắc chắn đối tác sẽ vô cùng ấn tượng về sự đầu tư nghiêm túc của doanh nghiệp bạn. Nhờ đấy mà tỉ lệ ký kết hợp đồng thành công tăng cao.


Thứ ba, tự do và chủ động trong công việc:


Khi sử dụng văn phòng ảo, bạn được linh động sắp xếp thời gian biểu để làm việc cũng như gặp mặt đối tác. Một hôm trời nắng đẹp, bạn có thể cao hứng chọn làm việc tại một góc quán cà phê vintage ấm cúng, khi bạn nhớ mùi văn phòng, bạn có thế sắp xếp hẹn gặp đối tác bàn chuyện làm ăn. Sau tất cả, điều quan trọng nhất là bạn đảm bảo được hiệu suất công việc luôn đi đúng tiến độ và mục tiêu.


Thứ tư, tối ưu nhân lực:


Bạn nghĩ sao khi sử dụng văn phòng ảo, bạn được cung cấp hẳn hoi hệ thống nhân viên lễ tân chuyên nghiệp, thạo ngoại ngữ và hết lòng với khách hàng. Đã thế các vấn đề về an ninh hoặc vệ sinh phòng ốc cũng đã có nhan viên do mô hình dịch vụ này cung cấp. Doanh nghiệp bạn không còn phải lo lắng bổ sung các nhân viên phụ trợ mà chỉ cần tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên cốt cán như: sale, marketing, hành chính… Tập trung thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, mọi thứ còn lại đã có văn phòng ảo lo. Bạn thấy tuyệt vời chứ?



Bên cạnh 4 lý do tuyệt vời trên thuyết phục bạn nên sử dụng văn phòng ảo, thì vẫn tồn tại vấn đề rất lớn khiến bạn luôn hoài nghi liệu: văn phòng ảo có “ảo” hay không. Đó chính là vấn đề nằm ở niềm tin của bạn – những khách hàng tiềm năng. Khi nghe tới hình thức văn phòng “ảo”, chắc bạn không tránh khỏi cảm giác mơ hồ và ái ngại. Sau đó quy chụp đấy là hình thức làm việc lừa đảo, dối trá.

Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và trang bị kiến thức đầy đủ, bởi văn phòng ảo là hình thức dịch vụ đã xuất hiện trên rất nhiều quốc gia và là hình thức văn phòng thông minh có vô vàn tiện ích. Bạn cũng cần hiểu được rằng, văn phòng ảo đảm bảo được tính minh bạch công khai, phù hợp với quy định pháp luật,từ đó tránh được những hiểu lầm không đáng có, ảnh hưởng đến uy tín bên cho thuê dịch vụ.

Theo nghĩa bóng, văn phòng ảo là ảo thật, bởi những lợi ích văn phòng ảo mang đến thực sự không tưởng. Từ tối ưu chi phí, gia tăng uy tín, cắt giảm nhân sự cho đến chủ động trong công việc đã là những điểm cộng vô cùng lớn cho mô hình văn phòng này. Nhưng xét về nghĩa đen, văn phòng ảo hoàn toàn hợp pháp, thực tế và không hề “ảo” – theo hướng tiêu cực như mọi người vẫn thường nghĩ.
Văn phòng ảo ra đời như một bước đột phá trong giải pháp văn phòng dành cho các doanh nghiệp. Việc cắt giảm được những khoản phí khổng lồ trên trời rơi xuống nhờ mô hình dịch vụ này là điều mà biết bao doanh nghiệp ao ước có được. Từ đây hiểu rõ hơn về tính chất của văn phòng ảo mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa, ứng dụng vào thực tế tình hình kinh doanh của mình một cách thông minh.



Xem tiếp »

Gợi ý 3 mô hình văn phòng làm việc độc đáo – dẫn lối thành công cho Startup


Ngày nay, các Startup có muôn vàn sự lựa chọn văn phòng hiện đại bởi mô hình văn phòng làm việc trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để lựa chọn được một giải pháp tối ưu nhất chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bởi văn phòng làm việc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và định hướng dài hạn của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là câu trả lời cho các Startup để có thể khoanh vùng chọn ra các mô hình văn phòng làm việc phù hợp.

Đặc điểm của Startup

Startup thường được hình dung là một doanh nghiệp mới thành lập và có một nhóm nhỏ nhân viên cùng nhau làm việc. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai lầm về Startup, bởi Startup không đồng nghĩa là công ty có quy mô nhỏ và non nớt về kinh nghiệm làm việc.

Cách hiểu đúng: Startup là một tổ chức/công ty đang ở những bước đầu của quá trình hoạt động. Trong đó, Startup cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Nếu công ty Startup của họ phát triển tốt thì nguồn thu đem về có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập đi làm thuê bình thường mang lại.

Song, quá trình phát triển của Startup có thể kéo dài trong vòng 1 đến 3 năm, có một số trường hợp kéo dài đến 5-6 năm. Ở giai đoạn này, nguồn vốn nuôi công ty chủ yếu được cung cấp bởi một hoặc vài người sáng lập nên công ty. Chính vì trích vốn trực tiếp từ người sáng lập nên nguồn vốn rất hạn chế và phải tính toán tỉ mỉ trước khi chi tiêu.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp, chỉ vì không thể duy trì nguồn vốn ổn định trong khoảng thời gian dài hạn, dẫn đến thiếu hụt ngân sách mà tạm ngưng kinh doanh. Từ đây có thể thấy việc cân bằng giữa ngân sách và chi phí trong quá trình hoạt động là một trong những vấn đề “nan giải” mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Thế nên, đại đa số các Startup thường cân nhắc câu hỏi: “Chúng tôi có cần văn phòng làm việc hay không?”


Startup có cần văn phòng làm việc hay không?

Với trường hợp một Startup đang trên đà phát triển, thì lựa chọn làm việc tại văn phòng làm việc sẽ khắc phục  được những nhược điểm của một công ty hoạt động không chuyên, trở nên chuyên nghiệp và bài bản hơn bao giờ hết. Bởi nếu không có văn phòng làm việc, tình hình hoạt động của Startup sẽ gặp các trở ngại sau:

Không đủ tiện nghi và không gian làm việc: nếu văn phòng làm việc của Startup được bố trí tại nhà thì việc dùng chung không gian sinh hoạt gia đình với văn phòng là chuyện hiển nhiên. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả hai hoạt động nếu không có sự sắp xếp và phân bổ thời gian, không gian hợp lý.

Thiếu sự chuyên nghiệp trong mắt đối tác: với vị trí là Startup, chắc hẳn tìm được một nhà đầu tư lý tưởng là ước ao vô cùng mãnh liệt. Song, khi hẹn gặp nhà đầu tư hoặc đối tác, chính vì không có văn phòng làm việc nên buổi hẹn sẽ được setup tại quán cà phê hoặc nhà của bạn. Đương nhiên, 2 không gian này không thể đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc bằng một văn phòng làm việc thực thụ.

Tính kết nối đội nhóm không cao: Startup thường xuyên phải có những cuộc họp để đánh giá tình hình công việc và đưa ra những phương án giải quyết ngay lập tức nếu thị trường có biến động. Song, không có văn phòng làm việc khiến những cuộc gặp gỡ đội ngũ nhân viên trở nên khó khăn. Nếu ra quán cà phê họp thì không đủ sự riêng tư, yên tĩnh và tốn kém nhiều chi phí.

Khó quản lý nhân viên: hoạt động của Startup sẽ khó đạt hiệu quả công việc tốt nếu cách quản lý không chặt chẽ. Một trong số đó là quản lý nhân viên từ xa vì công ty không có văn phòng làm việc riêng, cũng vì thế mà Startup khó lòng quan sát và biết được hoạt động nhân viên của mình.

Gợi ý 3 mô hình văn phòng làm việc độc đáo cho Startup


Văn phòng ảo


Chính văn phòng ảo là lựa chọn lý tưởng cho các Startup có nguồn vốn hạn hẹp. Đây là hình thức cho thuê một địa chỉ kinh doanh hợp pháp và địa điểm thông tin liên lạc thường trực, không cần có diện tích văn phòng làm việc thực tế. Theo đó văn phòng ảo còn có các tiện ích, dịch vụ đi kèm như: lễ tân, an ninh, số fax, email, số điện thoại, phòng họp, phòng tiếp khách…


Đặc điểm của văn phòng làm việc “ảo” là:

Nhân viên có thể làm việc ở bất cứ nơi nào tùy vào công việc được giao. Khi có các cuộc họp hoặc hẹn gặp đối tác, phía Startup có thể lên văn phòng đã thuê để gặp gỡ, trao đổi.

Cung cấp cho các Startup một văn phòng đại diện lịch sự đẳng cấp, địa chỉ đắc địa và tác phong chuyên nghiệp để xây dựng hình ảnh công ty.

Nhân viên có thể tập trung làm những công việc quan trọng, không cần lo lắng đến các công việc khác như: lễ tân, đón khách, kê khai thuế thu nhập, an ninh…


Văn phòng chia sẻ


Đối với một số Startup trong lĩnh vực sáng tạo hay cần mạng lưới xã hội mạnh mẽ thì văn phòng làm việc chia sẻ là sự lựa chọn tối ưu. Đây là mô hình văn phòng mở mà ở đó cung cấp các tiện ích như một văn phòng thực thụ, cho phép các khách hàng cùng sở hữu chung một văn phòng làm việc. Các cá nhân/doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ này cũng cùng chia sẻ không gian làm việc và chia sẻ chi phí với nhau.
Mô hình văn phòng làm việc chia sẻ là sự kết hợp của hai yếu tố là cộng đồng và tiện ích với những đặc điểm nổi bật:
Các Startup với quy mô nhỏ khoảng 4-5 người, freelancer hoặc công ty nhỏ là đối tượng tiềm năng.

Các cá nhân và công ty cùng sử dụng chung một số những tiện ích như: máy in, nhà bếp,… đối với phòng họp và phòng tiếp khách thì công ty nên báo với chủ đầu tư cung cấp để hẹn lịch đặt phòng. Nhờ thế sẽ tránh tình trạng trùng lịch hoặc không có phòng đón khách.

Chi phí thuê dịch vụ sẽ được tính dựa theo gói dịch vụ mà phía Startup sử dụng. Một số gói dịch vụ nổi bật là: chỗ ngồi linh hoạt, chỗ ngồi cố định, hay còn có combo theo ngày (3 ngày cho đến một tuần).

Tăng tính kết nối cộng đồng và mở rộng các mối quan hệ tại môi trường văn phòng làm việc chia sẻ. Chính vì có nhiều đơn vị sử dụng chung mặt bằng, do đó các cá nhân/công ty có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và liên lạc với nhau. Tạo tiền đề để xây dựng nên các mối quan hệ làm ăn cũng như đồng nghiệp tốt đẹp.

Văn phòng trọn gói


Những Startup cần sự riêng tư và mong muốn được tăng cảm giác về môi trường văn phòng làm việc chuyên nghiệp thì sự lựa chọn văn phòng trọn gói là một lựa chọn tối ưu. Ở văn phòng làm việc trọn gói, văn phòng cung cấp tuy nhỏ nhưng riêng biệt, được tích hợp nhiều trang thiết bị và các khách hàng có quyền được sử dụng phòng họp, phòng tiếp khách, lễ tân, máy in, photocopy…

Mô hình văn phòng làm việc này có một số đặc điểm sau:

Thường là những văn phòng có diện tích nhỏ nhưng có đầy đủ tiện ích, đảm bảo mức độ riêng tư và an toàn để nhân viên làm việc.

Có cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ cho doanh nghiệp: tìm văn phòng theo nhu cầu, thi công thay đổi bố cục nội thất, hỗ trợ quản lý văn phòng…

Không cần phải ký hợp đồng dài hạn như văn phòng truyền thống, có thể ký theo quý, theo năm, hoặc theo thỏa thuận của đôi bên.


Ở trên là 3 mô hình văn phòng độc đáo: văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ và văn phòng trọn gói mà theo xu hướng hiện tại, nhu cầu thị trường và các đặc điểm lợi ích phù hợp với Startup.

Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, giới hạn ngân sách và nhu cầu của chủ doanh nghiệp mà các Startup có thể cân nhắc chọ ra văn phòng làm việc thích hợp với mình nhất. Hi vọng những phân tích trên của Thư Ký Doanh Nghiệp đã giúp bạn phần nào, chúc bạn – các Startup trẻ luôn vững tin trên con đường lập nghiệp của chính mình!

Xem tiếp »

5 cách để thuyết phục khách hàng - “đốn gục” trái tim của họ


Lời nói có sức mạnh vô cùng thần kì, nó không chỉ giúp bạn trình bày được vấn đề, kết nối với người nghe mà còn là cho phép bạn bước vào tâm trí của họ. Trong kinh doanh, việc ăn nói khéo léo là điều vô cùng quan trọng. Hơn hết, những kỹ năng thuyết phục khách hàng tài tình chính là bí quyết “đốn gục” trái tim của khách hàng. Từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thông tin khách hàng


Với tâm lý khách hàng, ai cũng muốn được đối phương hiểu đôi nét về mình trước khi bắt đầu một cuộc hội thoại. Với khách hàng, doanh nghiệp càng cần chú trọng tìm hiểu và khai thác thông tin khách hàng từ trước, ít nhất là trước lúc giao tiếp với khách hàng. Để có thể thuyết phục khách hàng, hãy tìm hiểu xem bản thân khách hàng thật chi tiết. Từ các tính như thế nào, gia đình của khách hàng, công việc của họ, hoặc đơn giản là vấn đề họ cần doanh nghiệp bạn giải quyết.

Tùy thuộc vào tính chất cuộc trò chuyện, doanh nghiệp có thể thu thập những thông tin liên quan, góp phần giúp cuộc trò chuyện của đôi bên có nhiều điểm chung hơn. Một khi nắm trong tay thông tin khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ trở nên tự tin trong cuộc trò chuyện hơn bao giờ hết. Đồng thời tạo được thiện cảm, dần dần chiếm được lòng tin của khách hàng và khả năng thuyết phục khách hàng tăng cao.


Trình bày quan điểm rõ ràng, chuyên nghiệp


Theo lẽ thường, tâm lý khách hàng đa phần tin tưởng và nghe theo những lời khuyên từ các chuyên gia uy tín. Thế nên doanh nghiệp cần chứng tỏ được sự am hiểu và kinh nghiệm chuyên môn trong vấn đề đang trình bày bằng cách sắp xếp quan điểm cần nói một cách mạch lạc, logic và thuyết phục.

Bên cạnh đó, kết hợp với việc thể hiện sự thành thục trải nghiệm như: trình bày điểm yếu/khó khăn doanh nghiệp gặp phải, chia sẻ một cách thật lòng. Thừa nhận yếu điểm là nhấn mạnh luận điểm cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.

Khen ngợi khách hàng một cách chân thành


Đây là một chi tiết nhỏ trong cuộc trò chuyện, nhưng lại có sức thuyết phục khách hàng vô cùng lớn, làm cho họ cảm thấy phía doanh nghiệp thực sự quan tâm đến họ. Doanh nghiệp có thể khen những chi tiết trên trang phục của khách hàng, hoặc những đặc trưng riêng của họ. Hãy khen một cách tự nhiên, như những người thân trong gia đình đang khen nhau, tránh câu từ khen có phần quá lố, nịnh hót gây mất thiện cảm.

Một tips thuyết phục khách hàng là trong những câu khen ngợi của quá trình kinh doanh, hãy khen sản phẩm/dịch vụ khách hàng vừa chọn mua, cho khách hàng thấy họ đã có lựa chọn sáng suốt như thế nào để quyết định mua món hàng này. Chính những lời khen nhỏ này ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng, thể hiện sự ân cần chăm sóc khách hàng và tạo động lực thúc đẩy để họ tiếp tục chọn mua, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp sau này.


Hỏi ý kiến khách hàng và để họ nói về quan điểm của họ


Ai cũng thích được quan tâm và được nói lên cái “tôi” của mình. Doanh nghiệp có thể giúp những khách hàng khó tính cởi mở hơn bằng những câu hỏi về chủ đề, màu sắc họ thích, hoặc về chính bản thân họ. Điều này đặc biệt hữu dụng để doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng, tăng xác suất thuyết phục khách hàng để tạo mối quan hệ tốt đẹp chứ không chỉ đơn thuần là lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể tích lũy những điều quý giá về khách hàng để làm tiền đề cho những cuộc trò chuyện lần sau thêm thú vị.


Đồng thời doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến khách hàng: “Liệu đây có phải sản phẩm mà bạn tìm kiếm ở chúng tôi?”, “Bạn đã thấy những sản phẩm tương tự như thế này rồi chứ?”… Cách hỏi ý kiến khách hàng chính là lời khen ngợi âm thầm rằng: doanh nghiệp đánh giá cao ý kiến của khách hàng và ý kiến của họ thực sự hữu dụng. Nếu khéo léo đặt đúng câu hỏi, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng cho doanh nghiệp bạn thu thập thêm thông tin về đối thủ cạnh tranh, đánh giá về doanh nghiệp và hơn hết là nhận xét công tâm của khách hàng khi so sánh doanh nghiệp với các đối thủ.

Khéo léo đề xuất khách hàng mua thêm sản phẩm


Khi có được kĩ năng hỏi khách hàng về sở thích, nhu cầu của họ, doanh nghiệp sẽ nắm được lợi thế cực kì lớn ở khả năng đề xuất sản phẩm/dịch vụ phù hợp cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể đề xuất sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng theo 2 hướng: phụ kiện/sản phẩm đi kèm chthu thậpo món hàng mà khách hàng vừa mua hoặc những sản phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ phù hợp với khách hàng dựa trên các thông tin doanh nghiệp vừa thu thập từ họ.

Đừng sợ khách hàng thấy phiền khi doanh nghiệp bạn đề xuất khách hàng mua thêm sản phẩm. Bởi nếu bạn không đề xuất mua thêm sản phẩm mới, tức là bạn chưa tạo ra một dịch vụ khách hàng tốt. Khi bạn chào mời, thuyết phục khách hàng được đúng thứ khách hàng cần, chính là bạn đã giúp họ nhận ra những sản phẩm/dịch vụ họ cần mà họ chưa nghĩ ra. Cách này hỗ trợ rất tốt trong việc thúc đẩy doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ trong một lượt khách hàng, góp phần tăng tổng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thuyết phục khách hàng là một kỹ năng cần thiết mà đội ngũ nhân viên của bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải trang bị và rèn giũa. Không ai hiểu được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn bằng bạn, nếu ý tưởng hay nhưng khả năng thuyết phục trình bày không tốt thì kết quả vẫn là con số 0. Điều quan trọng là hãy đặt bản thân doanh nghiệp bằng vị trí khách hàng, tôn trong và thực sự chiếm lấy trái tim của họ bằng kỹ năng thuyết phục khách hàng tinh tế và khéo léo.

Xem tiếp »

Học hỏi điều gì từ đối thủ cạnh tranh để giành ưu thế?


Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần lưu tâm nghiên cứu, học hỏi từ đối thủ. Nhờ quá trình tìm hiểu đối thủ mà doanh nghiệp có thể tìm ra những điểm hay ho để áp dụng, thấy được điểm đối thủ làm chưa tốt để tạo ra điểm cách biệt của mình trên thị trường. Hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu đối thủ là thế, vậy doanh nghiệp cần học hỏi điều gì từ họ để giành ưu thế cho mình trên thị trường?

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhắm đến thị trường khách hàng mục tiêu, cùng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng hoặc sản xuất ra những chủng loại/dòng sản phẩm tương tự như doanh nghiệp bạn. Những đối tượng cố gắng đánh bại doanh nghiệp bạn trên thương trường chính là đối thủ cạnh tranh của bạn.

Trên thị trường ngày nay, hầu hết ở các hình thái kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh, không một ai là ngoại lệ, chỉ khác là đối thủ mạnh hay yếu, số lượng đối thủ nhiều hay ít. Muốn là người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, bạn phải tỉnh táo sử dụng đầu óc và các chiến lược thông minh.

Xác định đối thủ cạnh tranh

Muốn lên chiến lược cạnh tranh tốt, trước hết bạn phải xác định được: “Đối thủ cạnh tranh của bạn, họ là ai?” Khâu xác định đối thủ là khâu vô cùng quan trọng bởi qua đó bạn hình dung được bức tranh toàn cảnh của ngành và thị trường mà bạn đang hoạt động. Song, điều quan trọng là bạn phải định hình rõ liệu phân phúc khách hàng của đối thủ nhắm tới có hoàn toàn giống mình hay không. Hãy nhìn đối thủ từ quan điểm của chính họ và qua quan điểm của khách hàng.

Hãy để ý liệu đối thủ cạnh tranh đã làm tốt việc thỏa mãn nhu cầu trong phân khúc này chưa và có sơ hở gì để bạn tham gia chiếm lĩnh khách hàng. Nếu qua quá trình nghiên cứu bạn nhận thấy đối thủ làm tốt hơn, hãy nghiêm túc nhìn lại chính doanh nghiệp mình và thực hiện một số thay đổi để hoàn thiện. Bạn có thể bắt đầu từ thiết kế lại website và bao bì sản phẩm, chỉnh sửa kế hoạch chăm sóc khách hàng, tạo chiến lược truyền thông đột phá… Xác định và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh một cách thông minh để doanh nghiệp bạn ngày càng khác biệt và độc đáo trên thị trường.

Điều gì cần học hỏi từ đối thủ cạnh tranh

1/ Sản phẩm:


Bạn có thể dùng thử, trảo nghiệm thử sản phẩm/dịch vụ của đối thủ để biết được thứ họ đang cung cấp là gì. Sản phẩm/dịch vụ đó có thiết kế như thế nào, tính năng vượt trội ở điểm nào, cách sử dụng ra sao. Xem cặn kẽ từng chi tiết và ghi chú lại điểm sáng ở sản phẩm/dịch vụ họ để bạn có thể học hỏi và nâng cấp sản phẩm/dịch vụ bên doanh nghiệp bạn. 

2/ Hoạt động tiếp thị:


Nghiên cứu xem đối thủ cạnh tranh của bạn đã đem dịch vụ/sản phẩm của họ đi đến khách hàng bằng cách nào. Với một số đối thủ mạnh, chắc chắn rằng họ không chỉ áp dụng một kênh truyền thông mà sẽ kết hợp đan xen rất nhiều công cụ với kỹ thuật chuyên môn cao, vì vậy bạn có thể đi vào phân tích và ghi chú những công cụ mang tính khả thi đối với bạn. Nhắm vào kênh đối thủ truyền thông còn yếu để rút kinh nghiệm và cố gắng chuyển đổi điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh của doanh nghiệp bạn.

3/ Thương hiệu: 


Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố như logo, slogan, màu sắc đặc trưng, các ấn phẩm truyền thông… Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên các phương tiện kết nối Internet, báo đài. Tìm hiểu xem đối thủ đã tạo lòng trung thành từ khách hàng dành cho doanh nghiệp họ như thế nào, họ đối xử với khách hàng ra sao. Từ đó lựa một hướng đi mới mang tính tối ưu hơn đối thủ để thương hiệu doanh nghiệp bạn thực sự đi vào tâm trí của khách hàng mục tiêu.

4/ Giá bán


Bằng cách phân tích đổi thủ một cách toàn diện thì giá bán là yếu tố không thể bỏ qua. Rất nhiều doanh nghiệp được khách hàng “để ý” đến, nhưng muốn khách hàng thực sự “rút hầu bao” thì giá cả phải thực sự cạnh tranh và xứng đáng với chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn mạnh trong yếu tố giá cả, hãy để ý xem cách họ định giá sản phẩm/dịch vụ, căn cứ vào đâu để ra quyết định và cách họ thuyết phục khách hàng tin vào việc: “Sản phẩm hoàn toàn xứng đáng với mức giá này!”

5/ Hệ thống phân phối


Thời đại 4.0 lên ngôi cũng là lúc những dịch vụ, cách phân phối hàng hóa được nâng lên một tầm cao mới. Một phần thành công của đối thủ cạnh tranh cũng đến từ việc lựa chọn hệ thống phân phối sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Bạn có thể từ quá trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ để xem cách thức vận chuyển, giao hàng của đối thủ để rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình. 

6/ Các yếu tố khác


Bên cạnh 5 yếu tố trên, doanh nghiệp bạn nên học hỏi thêm cách làm việc teamwork của công ty đối thủ, cách họ tuyển dụng nhân sự và xây dựng bộ máy nhân viên trong công ty. Theo dõi những báo cáo tài chính thường niên cũng như các kế hoạch kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để bạn vừa có động lực phấn đấu, vừa đón đầu đối thủ.

Kết:


Hãy nhớ một điều, trong thị trường kinh doanh đầy thách thức này, ai nhanh chóng tạo ra nhiều gía trị dành cho khách hàng hơn, kẻ đó sẽ có lợi thế nắm trong tay khả năng thâu tóm thị phần. Chính vì thế bạn cần phải liên tục theo dõi và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh những ưu điểm cũng như những yếu điểm, đúc kết cho doanh nghiệp bạn những kinh nghiệm để tạo ra các chiến lược thực sự hiệu quả. Chỉ cần bạn nhớ: đối thủ cạnh tanh sẽ trở nên nhỏ bé khi bạn thực sự biết cách “cố gắng, chia sẻ, học hỏi và cải tiến sản phẩm/dịch vụ của chính doanh nghiệp bạn”.

Xem tiếp »

Doanh nghiệp bạn đã có các kĩ năng chăm sóc khách hàng?


Trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh đi kèm đó là diễn biến phức tạp, khách hàng ngày một “khó tính” và khắt khe hơn trong từng bước của quá trình thực hiện mua một sản phẩm/dịch vụ bất kì. Việc một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khách hàng thôi là chưa đủ.
Mẫu mã đẹp? Chất lượng tốt? Giá cả hợp lý? Nhưng sẽ là một thiếu sót lớn khi các doanh nghiệp quên mất việc phải chăm sóc khách hàng, thuyết phục khách hàng bằng cái “tâm” khi làm việc, bởi đây là khâu vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt rằng: “Liệu doanh nghiệp có thực sự được khách hàng ấn tượng tốt?”. Muốn như thế, trước hết các doanh nghiệp phải trang bị cho mình 5 kĩ năng chăm sóc khách hàng căn bản.


Chăm sóc khách hàng là gì?

Về tổng quát, chăm sóc khách hàng là những việc cần thiết doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn và có thể vượt cả mong đợi những nhu cầu từ phía khách hàng. Đó là phục vụ theo cách mà khách hàng mong muốn và làm tất cả những việc có khả năng giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp. Chính chăm sóc khách hàng hỗ trợ cấu thành một sản phẩm để cung cấp cho khách hàng, cũng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong lý thuyết marketing.

Tại sao phải chăm sóc khách hàng?

Bởi ngày nay thị trường cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm tốt thôi là chưa đủ mà đi kèm theo đó phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng mới đủ sức giữ chân khách hàng “tới lui” thường xuyên với doanh nghiệp. Cụ thể những công việc của chăm sóc khách hàng là: xử lý khiếu nại, lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, tặng quà cho khách vào các dịp đặc biệt và thiết lập kênh truyền thông tiếp cận nguồn khách tiềm năng.
Điều đặc biệt rằng bộ phận chăm sóc khách hàng phải thực sự chú tâm đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ và tìm cách giữ được lòng trung thành của khách hàng. Trong bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có đội ngũ đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, chính họ là bộ mặt đại diện của công ty, thế nên cần hết sức cẩn trọng để xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng..


Những kỹ năng chăm sóc khách hàng cần thiết

Kỹ năng giao tiếp

Một nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ phải linh hoạt sử dụng nhiều kiểu chăm sóc khách hàng khi gặp các kiểu khách hàng khác nhau. Nếu không giao tiếp khéo léo thì việc làm hài lòng các khách hàng là điều vô cùng khó khăn. Kỹ năng giao tiếp không phải chỉ cần thiết khi gặp trực tiếp mà còn là khi tư vấn cho khách hàng qua email, fanpage, điện thoại… Trong quá trình giao tiếp cần lắng nghe kĩ càng, trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn và rõ ràng.


Khi giao tiếp tốt sẽ thu hút khách hàng, giúp họ thực sự chú tâm vào những gì mà mình đang trình bày. Đồng thời sẵn sàng lắng nghe khách hàng khi họ cần để hiểu vấn đề họ gặp phải, làm hài lòng khách hàng một cách nhanh chóng. Trang bị được kĩ năng giao tiếp cũng chính là “chiếc phao cứu sinh” tránh cho doanh nghiệp những rắc rối trong việc giải quyết mâu thuẫn với khách hàng.

Thấu hiểu tâm lý

Một nhân viên có kỹ năng chăm sóc khách hàng sẽ hiểu được: tuy các khách hàng có nhiều vấn đề với các yêu cầu khác nhau, nhưng chung quy, họ đều mong được phía doanh nghiệp phục vụ và cư xử một cách chuyên nghiệp nhất. Tuy thấu hiểu được tâm lý khách hàng là chuyện rất khó và cần nhiều thời gian làm việc để tích lũy kinh nghiệm, song đây là điều vô cùng cần thiết và xứng đáng được đội ngũ các nhân viên chăm sóc khách hàng chú trọng đầu tư.


Chỉ khi nào doanh nghiệp hiểu được khách hàng cần gì mà chẳng cần khách hàng mở lời, đó là lúc doanh nghiệp có thể làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất và đem lại sự thỏa mãn cao nhất. Chính kỹ năng này cho phép doanh nghiệp dễ dàng xử lý các tình huống căng thẳng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.

Kỹ năng quản lý thời gian

Một ngày của đội ngũ chăm sóc khách hàng chỉ có 8 tiếng, nhưng lượng công việc và tâm sức để chăm chút cho từng khách hàng vô cùng nhiều và áp lực. Chính vì thế muốn chăm sóc khách hàng tốt và đồng đều đòi hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng phải có timeline rõ ràng cho từng công việc. Liên tục kiểm tra xem việc nào quan trọng đặt lên xử lý trước, đồng thời sắp xếp thời lượng cho từng khách hàng phù hợp. Cần hạn chế tối đa việc dành quá nhiều thời gian cho người này mà quên mất khách hàng khác cũng cần được quan tâm.


Kỹ năng làm chủ cảm xúc cá nhân

Đây là một trong những kỹ năng bị chi phối rất nhiều bởi tính cách cá nhân của mỗi người trong bộ phận chăm sóc khách hàng. Chính vì thế cần phải thưởng xuyên rèn luyện và đặt yếu tố lý tính lên hàng đầu. Việc chăm sóc khách hàng thường xuyên phải đối mặt với các cơn “nổi trận lôi đình” cũng như những yêu cầu vô lý từ phía khách hàng, song người trong bộ phận này phải luôn nhắc nhở bản thân không để công việc chung bị chi phối bởi cảm xúc riêng. Hãy luôn nhớ hệ quả: một trận cãi vã với khách hàng khi bạn bực tức sẽ khiến khách hàng không bao giờ quay lại mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, đồng thời đánh mất nhiều cơ hội từ khách hàng tiềm năng.

Kỹ năng ra quyết định

Trong công việc này, đôi lúc doanh nghiệp phải đối mặt với những tình huống hết sức bất ngờ và diễn biến phức tạp. Chính lúc đó, kỹ năng ra quyết định là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp có thể giải quyết vừa hợp lý, hợp tình. Với một số trường hợp thực sự khó giải quyết, hãy đưa ra những lựa chọn có lợi cho khách hàng hơi nhỉnh hơn lợi ích cho chính doanh nghiệp mình một chú. Thay vì việc cứ phải vòng vo hoặc từ chối thẳng thừng làm khách hàng khó chịu. Nhạy bén, linh hoạt và bản lĩnh trong từng quyết định làm tăng độ uy tín của doanh nghiệp hơn bao giờ hết.


Kết

Quy trình chăm sóc khách hàng lắm khó khăn và việc chăm sóc khách hàng như “làm dâu trăm họ”. Chính vì khó khăn nên cần rất nhiều những kỹ năng để bổ trợ, giúp đội ngũ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp thêm tự tin và bình tĩnh khi đối mặt với những vấn đề từ khách hàng.
Song, để làm tốt tất cả những kỹ năng trên đòi hỏi nhiều nỗ lực. Cần rèn luyện không ngừng nghỉ để tăng thêm kinh nghiệm trong nghề, tích cực học hỏi để hiểu biết khách hàng một cách đa chiều. Bởi chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt thúc đẩy khách hàng quay lại mua sản phẩm/doanh nghiệp của bạn, hãy lấy đó làm động lực để xây dựng và phát triển các kỹ năng ngày một hoàn thiện, ngày một vững chãi.

Xem tiếp »