6 bài học ĐIÊN RỒ từ thương hiệu Supreme


Có một thương hiệu thời trang đường phố bí ẩn và tối cao như chính tên gọi của nó. Hãy cũng tìm hiểu xem 9 bước hình thu phục hơn 6 triệu tín đồ trên toàn thế giới của Supreme trong thế kỷ 21 này.


Năm 2017, Supreme bán thành công 50% cổ phiếu cho quỹ Carlyle Group với giá 500 triệu USD, gia nhập tầng lớp thương hiệu thời trang “tỷ đô”.
Điều gì khiến một thương hiệu thời trang chỉ dành cho dân chơi trượt ván bước một bước thật xa, đi tới những món hàng đắt tiền hơn cả dòng high-end? Gucci chỉ mất 43 năm để đi lên từ hãng túi xách da cho tới thương hiệu thời trang đắt giá nhưng Supreme còn thần tốc hơn – 25 năm.
Ngay từ thời điểm xuất phát họ đã gây chú ý bằng cách bố trí cửa hàng ở New York như một sân trượt, thu hút những nghệ sĩ trượt ván như Justin Pierce và Harold Hunter trở thành khách hàng nồng cốt. Không biết từ lúc nào, logo chữ ngắn nền đỏ Supreme đã trở nên nhẵn mặt với giới trẻ ưa chuộng hàng hiệu và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, mô hình kinh doanh – quảng cáo của công ty cũng được đánh giá là độc nhất vô nhị từ trước đến nay. Supreme đã tạo nên một thị trường mua đi bán lại với hàng nghìn tín đồ săn đồ hiếm trên toàn thế giới

6        Bài học ĐIÊN RỒ của Supreme

1)     Luôn không đủ hàng bán


Khi nguồn cung thấp hơn nguồn cầu, giá trị món hàng sẽ được nâng lên. Luôn không đủ hàng bán Mô hình kinh doanh của Supreme dựa trên bài toán kinh tế vi mô mà rất nhiều người được học. Một khi nhu cầu cao hơn nguồn cung, món hàng sẽ không bị giảm giá mà ngược lại còn tăng mạnh. Và đối với Supreme, nguồn cung ứng chưa bao giờ đủ so với nhu cầu của khách hàng.

Sau 10 năm đi vào hoạt động, Supreme mới mở chi nhánh thứ 2. Đến năm 2011, chi nhánh kế tiếp mới được mở ra ở Luân Đôn. Vậy trong khoảng thời gian này, khách hàng ở xa dẫu lắm tiền cũng khó mà tranh xếp hàng (vâng, là xếp hàng theo nghĩa đen) để có trong tay sản phẩm mới của công ty. Họ chỉ có thể mua sắm trên các trang ebay hay amazon và chịu thêm một phí vận chuyển.

Và thế là hai nhà sáng lập đã lập ra Hội kín trên Facebook mang tên ‘Supreme Talk UK/EU’. Tại đây, các tín đồ có thể mua bán - trao đổi hàng hóa một cách thuận lợi hơn. Cộng đồng cứ thế lớn dần và bản thân nó đã tạo ra một lớp văn hóa của các tay chơi Supreme, càng khẳng định tiếng nói của Supreme. 


2)     Nhất quán đồng bộ


Các tín đồ của Supreme luôn tin tưởng tuyệt đối vào thượng đế của họ. Bởi vì sao chứ? Tất cả cửa hàng của hãng luôn luôn hạ giá vào thứ 5 hằng tuần, công ty thì luôn gửi email cập nhật mẫu mới cho khách hàng và nhất là fanpage cũng nhắc nhở khách hãy kiểm tra tin nhắn hàng tuần.


Supreme có thể không đủ hàng bán cho bạn nhưng luôn đủ sự quan tâm dành cho bạn. Bạn – Khách hàng vẫn là thượng đế của họ.

3)     Liên lạc với Reddit


Nhiều người hẳn sẽ bất ngờ khi biết rằng Reddit mới là mạng xã hội dẫn traffic về website Supreme.


Rõ ràng là đăng một bài quảng cáo thô thiển trên Reddit thì một là sẽ bị anh em troll trối chết, hai là bị quản trị viên cho “ra đảo”. Vậy thì … họ đã làm chuyện đó như thế nào?

Đó chính là: Nhờ các quản trị viên và họ sẽ có cách!



Các quản trị viên đều có quyền đăng một bài viết thảo luận có đính kèm link như thế này. Còn nhiệm vụ của bạn là hãy giới thiệu sản phẩm vào hộp thư kín của từng quản trị viên, họ đều công bố nickchat quản trị và không khó để kiếm. Sau đó, bạn có thể thảo luận mức giá cho một bài post như ảnh trên.

Với những độc giả ưa tò mò và ưa thảo luận chuyên sâu như ở Reddit, Supreme không lo bị giảm lượt truy cập cũng như tăng tỷ lệ thoát.

4)     Quảng bá không sự kiện


Cứ 2 lần/năm, Supreme tung ra bộ sưu tập mới trước 3 ngày mở bán. Họ giới thiệu chúng qua các hình ảnh lookbook trên website chính và mọi việc còn lại đều do truyền thông quyết định.


Những bài bình luận trên tạp chí điện tử lớn như Vouge, Hypebeast thi nhau đăng bài. Các vlogger trên youtube có thể thu về lượt xem trên 100.000 chỉ cần nhận xét những món hàng mới. Tất cả những gì người xem cần ở bộ sưu tập mới ra mắt là hình ảnh lookbook và một vài lời bình vui tai, họ không quan tâm sàn catwalk hay ngôi sao. Và Supreme chỉ cần tập trung vào điều này.

Ngay cả lần hợp tác với sư huynh Louis Vuitton, đàn em cũng chỉ đăng 14 tấm hình lookbook lên là xong chiến dịch.

5)     Dán poster một cách cường điệu hóa


Thế giới tập trung là thương mại điện tử, Supreme chỉ “đào sâu” quá khứ, chọn ra cách làm nào tốt nhất và thực hiện lại gấp đôi.
Nghe như đây chính là điều điên rồ nhất! Hoàn toàn điên hết sức!

Khi diễn ra chiến dịch quảng cáo, họ sẽ dán áp phích chụp người nổi tiếng với chiếc áo có logo. Họ dán ở khắp nơi: trên tường, trên giàn giáo, trên hộp thư quanh khắp thành phố có cửa hàng đại lý của Supreme. Và kết quả, hình ảnh này khắc sâu và tiềm thức mọi người xung quanh.




Sau đó, hãng sẽ đem hình ảnh đã được viral đó áo thun để bán. Ví dụ như tấm ảnh trên của siêu mẫu Kate Moss, chiếc áo có in hình này nằm trong Top sản phẩm bán chạy nhất của Supreme.

6)     Cái gì cũng bán


Có 3 điều quan trọng làm nên sự thành công của Supreme là: tính giới hạn, tính nhất quán và tính kết hợp.

Trong đó, tính giới hạn chỉ lượng sản phẩm bán ra luôn ít, tính nhất quán nói về các hãng tạo thói quen quan tâm hãng thường xuyên, và tính kết hợp giành như những đứa con lai.

Giới mộ điệu đều biết rằng trên Instagram của Supreme không chỉ có 1 thương hiệu. Phần lớn những bức ảnh ở đây đều là tác phẩm co-branding giữa hãng và thương hiệu khác như Vans, Nike, LV,… Bởi rằng nhờ lượng fan từ các thương hiệu toàn cầu này, trang mạng xã hội của hãng mới có lượng theo dõi hơn 6 triệu người như vậy.

Ngoài những đứa con lai giữa các ông bố bà mẹ siêu sao, Supreme còn cho ra mắt những sản phẩm lai … công dụng với giá đắt hơn 10 lần sản phẩm gốc.


Cục gạch Supreme là một đại diện lai vô cùng nổi tiếng và tai tiếng. Nó được đấu giá với 35 đôla và cho đến nay, chưa ai giải mã được công dụng thật sự của nó.

Nhưng khoan dè bĩu, đây chính là một chiêu PR thông minh đó!

Khách hàng cùng trở thành triệu phú


Biến khách hàng thành kiếm tiền chung bằng cách cho phép họ trở thành người mua hàng trung gian. Mỗi tháng thứ năm từ 9g đến 10g, website thương mại điện tử The Saint Saint Supreme sẽ mở loại hình dịch vụ đặc biệt, cho phép khách hàng lựa chọn người mua hàng trung gian gần địa chỉ chi nhánh của họ. Những người mua hàng trung gian sẽ được chi trả một khoản tiền từ 10-100$ để xếp hàng thông qua thẻ ngân hàng. Cửa hàng mở cửa từ lúc 11h, mọi thanh toán bao gồm tiền hàng, tiền cho người xếp hàng, tiền ship sẽ được trừ trực tiếp cùng một lúc.


Supreme duy trì hàng người nối dài vào mỗi ngày thứ năm hằng tuần nhờ chính cách tạo động lực này.


Một cách khác để làm giàu là mua đi bán lại những sản phẩm của Supreme. Hệ thống mua đi bán lại giữa cái lái buôn từ nhỏ đến đã khiến giá trị một món hàng tăng 1200% giá trị/mỗi năm.

Nếu bạn còn thắc mắc rằng “Giá cao như vậy mà vẫn có người mua sao?” thì câu trả lời là hoàn toàn có.

Các món hàng của Supreme được bán hạn chế, sẽ khiến:

  • Mọi người cảm thấy chúng đặc biệt hơn
  • Người mua muốn có nó hơn
  • Tăng giá trị của người sở hữu
  • Dù chưa có nhu cầu mua nhưng nếu thích sẽ phải nhanh tay, nếu không thì món hàng sẽ thuộc về tay người khác. Và giá sẽ tăng cho mà xem…

Cú ngã để tỉnh táo


Bài học kinh doanh của Supreme thật hay ho nhưng để thực hiện thì không dễ. Nên nhớ, ngay từ những năm đầu thành lập, hai nhà sáng lập đã chứng tỏ họ là những người đọc hiểu tâm lý khách hàng số một. Họ còn có những mối quan hệ với người nổi tiếng để hợp tác sản xuất.
Học hỏi không được thì ăn trộm vậy! Và Supreme là thương hiệu bị đạo nhái nhiều nhất thế giới…

Lý do thứ nhất là cái tên khó nhớ, dễ trùng của nó. Lý do thứ hai là các khâu đăng ký bảo hộ thương hiệu nhập nhằng.


Tốn đến 12 năm, Supreme mới được đăng ký thành công bản quyền này tại Mỹ. Đây là một cái tên có nghĩa là khá đại chúng, nó làm khó dễ cho cả người muốn sở hữu lẫn người xét duyệt. Ngay cả sau khi xác nhận chủ quyền, công ty cũng không thể ngăn được hết những món hàng đạo nhái thương hiệu này ở Trung Quốc và Châu Âu.

Năm 2018, sự kiện Samsung hợp tác với Supreme Italia khiến thế giới một phen bàng hoàng. Công ty mẹ Supreme chưa hề thành lập một Supreme Italia nào cả, vậy mà công ty đạo nhái này lại ngang nhiên ký hợp đồng triệu đô như vậy trước thanh thiên bạch nhật. Những tưởng Supreme sẽ kiện công ty kia thành công nhưng mọi chuyện không hề đơn giản. Điều này phải khiến hãng thời trang Mỹ xem lại luật bảo hộ thương hiệu.

Phần đa chủ doanh nghiệp không biết đến 2 phạm vi của luật bảo hộ thương hiệu quan trọng này:

  • Phạm vi giới hạn trong quốc gia: Bạn đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào thì chỉ được công nhận tại quốc gia đó.
  • Phạm vi giới hạn lĩnh vực kinh doanh: Bạn đăng ký bảo hộ tại lĩnh vực nào thì chỉ được công nhận tại lĩnh vực đó.

Thời gian, xét duyệt giấy tờ bảo hộ thương hiệu rất lâu và nếu có bỏ qua một bước, có thể đăng ký lại từ đầu. Vậy nên, các doanh chủ nên nhờ đến các dịch vụ pháp lý để được đảm bảo không phí thời gian, công sức.