Mỗi
nhân viên là một mảnh ghép, mỗi mảnh ghép giúp văn phòng làm việc được vận hành
trơn tru, họ là những người “không thể thiếu” trong một tổ chức. Trong đó, mỗi
nhân viên sở hữu một kiểu tính cách, điểm mạnh/yếu khác nhau cần được công nhận
và hoàn thiện. Khi hiểu được tính cách của nhân viên, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ kỳ
vọng và lựa chọn được cách tương tác phù hợp, từ đó thuận tiện cho quá trình
trao đổi kinh doanh. Hãy cùng Thư Ký Doanh Nghiệp đọc vị 4 kiểu tính cách nhân viên văn phòng thông qua bài viết sau.
Kiểu tính cách “nhiệt huyết”
Tính
cách của nhân viên nhóm này thường giúp họ hoàn thành công việc rất nhanh chóng
và đạt kết quả tốt, họ luôn tìm giải pháp để đạt thành tích cao nhất công ty. Kiểu
nhân viên văn phòng này thích được học hỏi theo nhóm và sẵn sàng lắng nghe chỉ
bảo. Rất tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo.
Song
với kiểu tính cách này, họ thường kéo mọi người xung quanh vào cạnh tranh với
mình mà không quan tâm lắm đến những tổn thất đã gây ra. Đồng thời có xu hướng
“nói nhiều và nói quá” vấn đề. Họ rất hăng hái khi bắt đầu một dự án mới, nhưng
để hoàn thiện dự án thì cần có nhiều lời động viên hơn dành cho họ.
Kiểu tính cách “bộc trực”
Tính
cách của nhân viên nhóm bộc trực có phần nóng nảy và gây mất lòng. Một nhân
viên văn phòng “bộc trực” sẽ có thiên hướng về hành động và rất tự chủ, độc lập.
Cũng chính vì thế mà đôi lúc họ tỏ ra thiếu kiên nhẫn và bài xích các cách sắp
đặt ràng buộc họ.
Phong
cách làm việc của họ là thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình như thể đó là sự
thật, khi góp ý cho đồng nghiệp có sử dụng những ngôn từ như: “anh nên”, “anh
phải”. Ngoài ra, nhân viên văn phòng kiểu này có kỹ năng lắng nghe kém, khi
giao tiếp với họ nên nói trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề.
Kiểu tính cách “thận trọng”
Dấu
hiệu để nhận dạng nhân viên văn phòng có kiểu tính cách thận trọng là quan sát
bần làm việc của họ. Dù bàn làm việc của họ không được ngăn nắp, nhưng họ biết
rõ thư nào ở vị trí nào, những bức ảnh chụp tập thể, ảnh phong cảnh đẹp hoặc vật
dụng cá nhân sẽ được trưng dụng ở vị trí nổi bật nhất.
Họ
thích những hoạt động xây dựng nhóm, nói chuyện chậm rãi và đôi lúc rụt rè
trong việc đưa ra ý kiến riêng. Đồng thời thích có những cuộc trao đổi nhỏ và lắng
nghe vô cùng kĩ càng. Với kiểu tính cách này rất cần được trấn an và khích lệ
khi phân công dự án/công việc mới cho họ thực hiện.
Kiểu tính cách “hệ thống”
Nhân
viên văn phòng mang kiểu tính cách linh hoạt sở hữu một bàn làm việc gọn gàng,
chịu khó dọn dẹp bàn làm việc hàng ngày và chỉ có tài liệu liên quan đến công
việc họ đang làm được đặt trên bàn. Họ có khả năng sử dụng ngôn ngữ rất sắc bén
và chính xác. Chia sẻ những thông tin cũng như sự thật một cách logic, có sở sở
căn cứ thay vì ý kiến chủ quan của cá nhân.
Phong
cách làm việc của nhóm nhân viên này là đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng cho những
công việc mà mình tham gia, suy nghĩ độc lập, ít bị tác động bởi các luồng
thông tin trái chiều vô căn cứ. Song họ có phần ngại tham gia vào các lớp học
chung đông đúc, không thích những cuộc trao đổi nhỏ lan man. Một cuộc đối thoại
đi vào trọng tâm và thời gian vừa đủ là thứ mà họ cần hơn cả!
Kết luận
Văn
phòng làm việc được ví như một xã hội thu nhỏ mà trong đó có nhiều cá tính với
phong cách làm việc khác nhau. Những buổi trao đổi thông tin, thường xuyên làm
việc nhóm là chuyện hằng ngày tại văn phòng. Chính vì thế, việc tìm hiểu từng
nhóm tính cách của nhân viên văn phòng và khai thác điểm mạnh/yếu của họ giúp
doanh nghiệp dễ phối hợp và đem lại hiệu quả công việc tốt hơn. Muốn vận hành
doanh nghiệp trơn tru, trước hết hãy hiểu nhân viên của mình – những mảnh ghép
nhỏ tạo nên thành công lớn cho doanh nghiệp.