Điểm mặt 4 nỗi khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh


Doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đang lâm vào những hoàn cảnh khó khăn trong bối cảnh diễn biến kinh tế phức tạp. Theo chủ tịch VCCI (ông Vũ Tiến Lộc): “có trên 1,2 triệu doanh nghiệp Việt Nam được thành lập nhưng chỉ có khoảng 640.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó khoảng 60% doanh nghiệp kinh doanh gần như không có lãi.” Hiểu được mỗi loại hình hoạt động kinh doanh có mỗi đặc thù riêng biệt, song các doanh nghiệp đều có chung những vấn đề nhất định. Thykydoanhnghiep sẽ điểm mặt 5 nỗi khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương thấy nhất.

Khó khăn của doanh nghiệp là gì?

Khó khăn của doanh nghiệp là những rào cản, những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của quá trình kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trên 5 phương diện cơ bản: nguồn vốn, nguồn khách hàng, nhà xưởng, vấn đề pháp lý và nguồn nhân lực.

Điểm mặt 4 nỗi khó khăn của doanh nghiệp

Nguồn vốn hạn chế

Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động thì trước hết phải chuẩn bị nguồn vốn cho mình. Nguồn vốn trong doanh nghiệp được ví như dòng máu trong cơ thể. Khi thiếu máu thì sức khỏe giảm sút, nếu thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của doanh nghiệp. Một phần nguồn vốn của doanh nghiệp dồn vào đầu tư nhà máy, văn phòng, thiết bị lúc ban đầu. Chính vì quá tập trung vào bước ban đầu mà doanh nghiệp còn rất ít vốn để triển khai cho các hoạt động sau.

Cùng với tình hình kinh tế không ổn định, thiếu vốn khiến hoạt động kinh doanh không hiệu quả, trầm trọng hơn có thể xảy ra nguy cơ phá sản. Việc quản lý nguồn vốn cần người có nghiệp vụ kế toán kiểm soát, từ đó điều chỉnh được dòng tài chính của công ty. Đồng thời lên kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư khi cần thiết, chuẩn bị sẵn chiến lược dự phòng để tránh tình trạng “đứt gánh giữa đường”.

Chưa hiểu rõ khách hàng

Chính vì không đủ nguồn vốn nên việc thực hiện nghiên cứu thị trường vẫn còn hạn chế, đa phần chỉ thực hiện nửa vời. Ở thời đại truyền thông đại chúng phát triển, khi chưa thực sự hiểu khách hàng muốn gì, cách truyền tải thông điệp đến khách hàng sẽ có phần “lệch hướng”. Đẩy các hoạt động/sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp rơi vào thị trường bão hòa, không có gì khác biệt và nổi trội, khách hàng không thực sự có hứng thú và quan tâm đến doanh nghiệp.


Giải pháp vượt qua khó khăn cho doanh nghiệp là đừng chỉ quan sát khách hàng qua báo, đài, mạng xã hội mà vội vàng nhảy vào thị trường. Hãy dành thời gian, tâm sức để nghiên cứu kĩ thị trường, “bách phát bách trúng” từng hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra điểm đặc biệt của mình so với đối thủ, truyền tải được giá trị mà doanh nghiệp có thể trao cho khách hàng. Hãy thận trọng trong từng bước đi.

Nguồn nhân lực đầy biến động

Xây dựng nhân sự của doanh nghiệp cũng giống như đặt từng viên gạch để tạo dựng nên một bức tường vững chắc. Nhân viên được sàng lọc kỹ, tìm ra người tài thì khả năng đưa doanh nghiệp phát triển là sớm muộn. Ngược lại tuyển trúng nhân viên kém thì doanh nghiệp vừa tốn tiền bạc, thời gian, công sức đào tạo, sửa chữa sai sót, thậm chí kéo hoạt động kinh doanh thụt lùi.


Kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự là điều vô cùng cần thiết, song không ít doanh nghiệp còn “non” trong mảng này. Kiến thức chuyên môn là cần thiết, đồng thời các kỹ năng mềm cũng cần được quan tâm trong quá trình tuyển dụng và phát triển nhân viên. Tầm nhìn rộng hướng về tiềm năng ở doanh nghiệp và sẵn sàng ứng phó với những khó khăn liên quan là giải pháp vượt qua khó khăn này.

Khả năng quản lý hạn chế

Đây là khó khăn cuối cùng, cũng là khó khăn của doanh nghiệp cần quan tâm nhất trong hoạt động kinh doanh. “Một con tàu thì không thể thiếu thuyền trưởng”, doanh nghiệp cũng vậy, vấn đề quản lý doanh nghiệp cần có người đảm đương với kỹ năng tốt. Việc quản lý, triển khai các kế hoạch đảm bảo được mục tiêu đề ra là yếu tố cốt lõi tác động đến khả năng thành công của doanh nghiệp.


Chủ doanh nghiệp hoặc người chịu trách nhiệm quản lý cần dành thời gian để tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn, tích cực tham dự những lớp tập huấn kĩ năng văn phòng, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao doanh nghiệp. Hãy coi trọng và hoàn thiện khâu quản lý doanh nghiệp từ cá nhân quản lý cho đến hệ thống nhân viên. Quản lý tốt giúp tăng khả năng đồng bộ doanh nghiệp, trở thành một khối logic liên kết chặt chẽ.

Kết

Một doanh nghiệp ra đời, tồn tại, phát triển và hướng về tầm nhìn bền vững luôn có những khó khăn trong quá trình kiến tạo. Ở trên là 4 nỗi khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh mà Thykydoanhnghiep đã phân tích. 

Chắc hẳn, 4 khó khăn đó là những “nỗi khổ ” mà doanh nghiệp lớn, nhỏ nào cũng đã từng trải qua và ảnh hưởng của khó khăn tác động đến doanh nghiệp cũng là những bài học kinh nghiệm xương máu vô cùng qúy giá. Từ đây Thukydoanhnghiep hi vọng đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn của doanh nghiệp, rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh lần sau thành công hơn.