Thương
mại điện tử - một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng
30%/năm thì thị trường ước tính đạt 13 tỷ USD vào năm 2020 của quy mô thị trường
thương mại điện tử. Với xu hướng dịch chuyển thói quen mua sắm của người tiêu
dùng cùng tốc độ tăng trưởng nhanh như đã nêu trên, càng khẳng định thương mại
điện tử có sức mạnh và vị thế ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hoạt động tiến hành một hoặc toàn phần quá trình kinh doanh bằng
phương tiện điện tử, thông qua sàn thương mại điện tử. Dễ hiểu hơn thì thương mại
điện tử là việc mua bán sản phẩm/dịch vụ bao gồm các hoạt động: tìm hiểu, giao
dịch, đặt hàng, thanh toán, giao hàng… thông qua mạng máy tính (bao gồm cả
Internet).
Bên
cạnh internet, kinh doanh thương mại điện tử còn được tiến hành trên các mạng
dùng riêng: mạng gía trị gia tăng (VAN/LAN), hoặc trên một thiết bị duy nhất đã
được điện toán hóa.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Về
bản chất sàn thương mại điện tử vẫn giống với sàn thương mại truyền thống nhưng
nhờ thông qua các phương tiện điện tử mà hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Có thể nói: “Thương mại điện tử là một bước tiến dài và
thần tốc của quá trình kinh doanh hiện đại.”
Thị trường được mở rộng
So
với thương mại truyền thống, chi phí bỏ ra để đầu tư cho kinh doanh thương mại
điện tử nhỏ hơn, tiết kiệm hơn. Chỉ với một cú click chuột là doanh nghiệp đã
có thể len lỏi đến từng ngách thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung ứng,
khách hàng và đối tác làm ăn trên toàn thế giới. Khi mở rộng được mạng lưới nhà
cung cấp và khách hàng, khả năng doanh nghiệp thu mua các sản phẩm với giá thấp
hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn là điều đương nhiên.
Tối ưu chi phí
Ở
sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiết kiệm tối đa các khoản
phí: giấy tờ, in ấn, gửi văn bản truyền thống, thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân
viên… Đa phần những giao dịch qua internet có chi phí rất thấp.
Điển
hình với Mailchimp, doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị và chào hàng đến hàng
loạt khách hàng trong tích tắc với khoản tiền bỏ ra chỉ bằng việc mail cho 1
khách hàng duy nhất. Hoặc như Ford Motor đã thay thế hệ thống cửa hàng giới thiệu
sản phẩm bằng các showroom online, tiết kiệm được chi phí lưu kho sản phẩm lên
đến hàng tỷ USD.
Tạo được lợi thế cạnh tranh
Thương
mại điện tử ra đời là sân chơi cho các doanh nghiệp về sự đột phá và sáng tạo để
tạo nên điểm cách biệt trong quá trình cạnh tranh. Mọi thông tin trên các
phương tiện điện tử của doanh nghiệp như website, app được cập nhật nhanh chóng
và kịp thời. Doanh nghiệp nào có ý tưởng sáng tạo, chiến lược tiếp thị nổi bật
sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn. Điển hình như sử dụng các minigame hoặc trò chơi
nhỏ để khách hàng săn voucher, tạo hứng thú và động lực mua sản phẩm của doanh
nghiệp.
Quảng bá thông tin mọi lúc mọi nơi
Theo
thống kê, tính đến năm 2019, Việt Nam đã có hơn 60 triệu người sử dụng internet
và hiện có 4.333 tỷ người dùng internet xét theo quy mô trên toàn thế giới. Từ
đây thấy được, với khả năng kết nối internet hiện nay, doanh nghiệp có thể đưa
thông tin quảng cáo về mình đến tất cả mọi người trên thế giới một cách dễ
dàng. Từ quảng cáo pop-up trên youtube, facebook, instagram, đến các biển quảng
cáo điện tử trong thang máy, quảng cáo trong xe hơi, bill board quảng cáo ngoài
trời. Doanh nghiệp có thể căn cứ vào tình hình tài chính của mình để lựa chọn kế
hoạch quảng cáo phù hợp.
Thắt chặt mối quan hệ với khách hàng
Trong
thời đại ngày nay, chất lượng cuộc sống tăng nên khách hàng cũng đòi hỏi mọi thứ
phải nhanh chóng hơn, đặc biệt trong khâu tư vấn, mua hàng và chăm sóc khách
hàng. Kinh doanh thương mại điện tử tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm việc vượt
thời gian, các hệ thống tin nhắn trả lời tự động sẽ chăm sóc khách hàng
24/7/365. Đồng thời quá trình giao tiếp trở nên thuận tiện, doanh nghiệp có thể
nhanh chóng phản hồi với khách hàng, gửi catalogue, thông tin, báo giá chi tiết.
Từ đây góp phần cá biệt hóa sản phẩm, gia tăng độ tin cậy và thắt chặt mối quan
hệ với khách hàng.
Những điều cần lưu ý trong thương mại điện tử
Chính
vì sàn thương mại điện tử là sân chơi “mở” nên rất nhiều doanh nghiệp tham gia
và cạnh tranh lẫn nhau. Vì thế để thành công, doanh nghiệp cần phải biết cách đầu
tư đúng đắn đến các hoạt động marketing, chất lượng phục vụ khách hàng và định
vị được vị trí của doanh nghiệp.
Đồng
thời không có một khuôn mẫu quy định nào cho kinh doanh thương mại điện tử. Thế
nên, để tránh bị bão hòa, doanh nghiệp cần dựa trên đặc tính của doanh nghiệp để
tạo ra mô hình kinh doanh riêng. Mấu chốt nằm ở chỗ: “Khác biệt tạo nên cách biệt”.
Kết luận
Những
cơ hội và thách thức của thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp là không hề
nhỏ, các lợi ích sẽ đến nếu doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử ấy. Thông qua một cú nhấp chuột, hãy cho
khách hàng thấy doanh nghiệp bạn mang đến cho họ giá trị đặc biệt nào, nếu
không, bạn cũng sẽ chỉ như bao nhà cung cấp hàng hóa hết sức đại trà khác. Song,
nhìn chung, hoạt động doanh nghiệp phát triển nếu biết cách tận dụng sức mạnh của
thương mại điện tử, hãy đầu tư đúng mức và bạn sẽ nhận dược giá trị tương xứng.